Rắn San Hô: Đặc điểm, môi trường sống, kiếm ăn và sinh sản

Là một trong những loài rắn nguy hiểm bậc nhất thế giới, thu hút với vẻ ngoài sặc sỡ nhưng cực độc, bài viết này hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về rắn San Hô.

Rắn San Hô là rắn gì?

Rắn San Hô là loài rắn rất độc, thuộc họ Elapidae, họ hàng gần với các loài rắn kịch độc như Hổ mang, rắn độc mamba đen ở Châu Phi. Mỗi chi rắn san hô sẽ có tên khoa học riêng, tổng cộng có 81 loài, phân bố chủ yếu ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ và các vùng ven biển các bang tại Florida. Chúng cũng được tìm thấy ở khu vực Đông Nam Á (Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Myanmar,…). Tại nước ta hiện chưa phát hiện loài rắn này.

Đặc điểm nhận diện rắn San Hô

Vốn dĩ chúng được gọi là rắn San Hô vì thân hình nhiều màu sắc sặc sỡ, chủ yếu là màu đen, trắng và đỏ xen lẫn, một số có màu xanh (rắn san hô xanh) hoặc đen xen lẫn trắng thành các khoang gần giống rắn cạp nia. San Hô là loài rắn có kích thước khá nhỏ, thân mảnh, mỏng, dài khoảng 50-80cm, cũng có loài dài tới 2m. Đầu chúng nhỏ, có lớp vảy dày, nhỏ và mịn.

rắn san hô

Rắn San Hô có độc không?

Như đã nói San Hô là loài rắn kịch độc, nọc độc của chúng sánh ngang hổ mang chúa, rắn cạp nia. Đặc biệt nọc độc của chúng ở khắp cơ thể. Mặc dù răng nanh của loài rắn này tương đối nhỏ, khi cắn không quá sâu nhưng chỉ với một lượng nọc độc vô cùng ít cũng vô cùng nguy hiểm. Thậm chí vì răng nanh nhỏ nên khi bị cắn nhiều người không cảm nhận được. Nọc độc sẽ gây ức chế thần kinh, truyền tới cơ thể sẽ làm đông máu, tê liệt cục bộ khiến nạn nhân hoa mắt, mất phương hướng, nổi ban, nguy cơ tử vong rất cao nếu không được chữa trị kịp thời.

Mặc dù là loài rắn cực độc nhưng tính cách rắn San Hô lại cực kỳ nhút nhát, chúng có xu hướng bỏ đi khi bị quấy rầy, giấu đầu xuống dưới thân khi cảm thấy bị làm phiền. Chúng chỉ tấn công khi vô tình bị giẫm đạp

XEM THÊM  Rắn Mamba Đen - Độc Tố Khủng Khiếp Của Loài Rắn Chết Chóc

Môi trường sống của rắn San Hô

Rắn San Hô thường sống ở các khu vực rừng nhiệt đới, bụi rậm, dưới các đống lá rụng, trong đất,… những nơi có độ ẩm và nhiệt độ cao. Một số tìm thấy ở gần khu vực nước, đầm lầy, chúng cũng có thể sống dưới nước, nhất là ở các dòng chảy. Chúng thường kiếm ăn vào ban đêm, mùa mưa hoặc mùa sinh sản.

rắn san hô

Thức ăn của rắn San Hô

Chúng ưa sống gần nước nên thức ăn thường là trứng, ếch, nhái, chuột, cá hoặc thằn lằn, động vật có vú nhỏ, thậm chí là rắn nhỏ hơn. Chúng sẽ sử dụng nọc độc để giết con mồi rồi nuốt chửng và tiêu hoá.

Sinh sản của rắn San Hô

Rắn San Hô sinh sản vào mùa mưa, khi lượng thức ăn dồi dào nhất thích hợp để trứng nở nhanh. Vào mùa sinh sản con đực sẽ tìm con cái giao phối, con cái sẽ tìm nơi để đẻ trứng, mỗi lần từ 3-5 trứng. Sau khoảng 2-3 tháng trứng nở thành rắn con, tách đàn sống độc lập.

Tuổi thọ loài rắn này trung bình từ 7-8 năm, thậm chí nhiều con có thể sống tới 10-12 năm. Tuy nhiên hiện môi trường sống của chúng đang bị ảnh hưởng do sự xâm chiếm của con người nên quá trình sinh tồn và phát triển cũng bị cản trở.

rắn san hô

Cách sơ cứu khi bị rắn San Hô cắn

Khi phát hiện bị cắn, đầu tiên bạn cần trấn tĩnh, tránh tim đập nhanh nọc độc sẽ càng đi nhanh vào trong hơn. Tiếp đó cần lưu ý những điều sau:

  • Tuyệt đối không di chuyển, hãy ngồi hoặc nằm bất động
  • Nếu bị cắn ở tay hay chân thì cần để thõng tay hoặc chân
  • Không chích, nặn hay hút độc từ vết thương
  • Cởi bỏ quần áo, trang sức nếu có ở quanh khu vực bị cắn
  • Cố gắng tìm mọi thứ (khăn, dây chun, vải, băng rô,…) để nẹp vùng bị cắn ở phía trên ngăn không cho nọc độc đi vào trong.
  • Nhanh chóng đến bệnh viện, trạm y tế gần nhất
  • Nếu người bị cắn khó thở cần hô hấp nhân tạo ngay

Như vậy, trên đây là những chia sẻ về rắn San Hô, mong rằng đã mang đến thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Mục nhập này đã được đăng trong Rắn và được gắn thẻ .

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *