Rắn lục đuôi đỏ là một trong những loài bò sát phổ biến biến hàng đầu tại Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trong khu vực. Đặc điểm nổi bật của rắn đuôi đỏ là màu sắc cơ thể chủ yếu là xanh lá cây, cùng với phần đuôi đỏ đặc trưng. Điều này giúp chúng ngụy trang tốt trong môi trường sống đầy kẻ thù.
Tổng quan về rắn lục đuôi đỏ
Rắn lục đuôi đỏ được phân bố chủ yếu ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới Đông Nam Á. Loài rắn này nổi bật với màu sắc xanh lá rất đặc trưng. Tuy nhiên, chúng thường không gây nguy hiểm cho con người nếu không bị khiêu khích.
Đặc điểm nhận dạng
Rắn thường có màu xanh lá cây tươi sáng, trên thân có thể có các vệt màu vàng hoặc trắng. Tuy nhiên, phần đuôi của chúng có màu đỏ nổi bật, chính vì vậy mà chúng được gọi là “rắn lục đuôi đỏ”.
Chúng thường có chiều dài từ 60 đến 80cm, nhưng một số cá thể có thể lớn hơn. Thân hình của loài bò sát này thường mảnh mai, đầu hơi dẹt và mắt lớn với đồng tử hình dọc, giúp chúng nhìn rõ trong điều kiện ánh sáng yếu.
Hành vi môi trường sống
Rắn lục đuôi đỏ thường sống trong các khu rừng nhiệt đới, rừng ngập nước và khu vực gần nguồn nước như suối, ao hồ. Chúng là loài sinh sống cả trên cây và dưới mặt đất, thích nghi tốt với môi trường sống đa dạng.
- Hành vi: Rắn lục đuôi đỏ thường hoạt động vào ban đêm. Chúng rất linh hoạt và có khả năng leo trèo giỏi, giúp săn mồi và tránh kẻ thù hiệu quả. Thức ăn chủ yếu của loài này bao gồm ếch, chuột và các loài động vật nhỏ khác.
- Môi trường sống: Chúng thích nghi với môi trường ẩm ướt thường tìm kiếm nơi trú ẩn trong các bụi cây, thân cây hoặc dưới lớp lá mục. Rắn lục đuôi đỏ cũng có khả năng hòa mình vào môi trường xung quanh nhờ vào màu sắc cơ thể. Qua đó giúp chúng dễ dàng ẩn nấp khỏi sự chú ý của kẻ thù cũng như con mồi.
Rắn lục đuôi đỏ có độc hay không?
Rắn đuôi đỏ là một trong những loài rắn có nọc độc và được phân bố phổ biến ở nhiều khu vực nhiệt đới, bao gồm cả Việt Nam. Nọc độc của loài rắn này mạnh hơn nhiều so với các loại rắn lục khác và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng nếu bị cắn.
Nọc độc của rắn lục đuôi đỏ chứa nhiều hợp chất độc hại, bao gồm enzyme và protein, có khả năng tấn công vào tế bào máu và làm rối loạn cơ chế đông máu trong cơ thể người. Khi bị cắn, nọc độc sẽ nhanh chóng xâm nhập vào hệ tuần hoàn, dẫn đến tình trạng đông máu nội mạch rải rác. Các mạch máu nhỏ trong cơ thể bị đông lại một cách vô tổ chức, gây tắc nghẽn và xuất huyết tại nhiều vị trí khác nhau.
Ngoài ra, việc tiêu thụ quá mức các yếu tố đông máu do nọc độc cũng có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng như xuất huyết não. Tác hại này có thể đe dọa tính mạng người bị cắn nếu không được điều trị kịp thời.
Cách sơ cấp cứu kịp thời khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn
Khi bị rắn đuôi đỏ cắn, việc sơ cấp cứu kịp thời và đúng cách là rất quan trọng để giảm thiểu tác động của nọc độc, bao gồm các bước sau:
- Giữ bình tĩnh hạn chế cử động: Ngay khi bị rắn cắn, điều đầu tiên bạn cần làm là giữ bình tĩnh. Tránh di chuyển nhiều vì điều này có thể làm nọc độc lan rộng nhanh hơn trong cơ thể.
- Không băng ép: Không nên băng ép vết thương hoặc sử dụng bất kỳ phương pháp nào để cố gắng chặn nọc độc của rằn lục đuôi đỏ. Việc này sẽ làm tổn thương mô xung quanh, gây ra thêm vấn đề.
- Rửa sạch vết cắn: Sử dụng nước với xà phòng để rửa sạch vùng bị cắn nếu có thể. Điều này giúp loại bỏ vi khuẩn và ngăn ngừa nhiễm trùng, nhưng không được dùng thuốc sát trùng mạnh.
- Cởi bỏ trang sức phụ kiện: Nếu vết cắn xảy ra ở vị trí gần các trang sức hoặc phụ kiện, hãy cởi bỏ chúng ngay lập tức. Sưng tấy có thể xảy ra và gây áp lực lên các bộ phận này.
- Đặt phần bị cắn thấp hơn tim: Giữ cho phần cơ thể bị cắn ở vị trí thấp hơn tim để làm giảm lưu lượng máu và sự lan truyền của nọc độc.
- Gọi cấp cứu ngay lập tức: Đây là bước quan trọng nhất sau khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn. Bạn cần gọi ngay dịch vụ cấp cứu để nhận được sự trợ giúp y tế chuyên nghiệp càng sớm càng tốt.
- Quan sát triệu chứng: Theo dõi tình trạng của nạn nhân, bao gồm sự thay đổi về màu sắc da, cảm giác đau, sưng tấy, hoặc các triệu chứng khác như khó thở.
- Không làm hành động gây hại thêm: Tránh thực hiện bất kỳ biện pháp nào mà bạn nghĩ có thể giúp nhưng thực sự có thể gây hại, chẳng hạn như cố gắng hút nọc độc ra.
- Giữ nạn nhân trong tình trạng tĩnh: Khuyến khích nạn nhân nằm yên và giữ tâm lý thoải mái. Sự căng thẳng có thể làm tăng nhịp tim và khiến tình trạng xấu đi.
Bài viết trên, Thế Giới Động Vật vừa chia sẻ đến bạn thông tin thú vị về loài rắn lục đuôi đỏ xuất hiện chủ yếu khu vực Đông Nam Á. Đây là loài bò sát có nọc độc, tuy nhiên chúng sẽ không tự tấn công nếu bạn không khiêu khích chúng. Vì vậy để hạn chế rủi ro bị cắn, ngay khi thấy sinh vật này bạn phải tránh càng xa càng tốt.