Kỳ nhông ăn gì? Cách nuôi và những lưu ý cần thiết

Kỳ nhông là loài lưỡng cư có nhiều hình dạng, kích cỡ, màu sắc hoa văn cũng như khả năng thích nghi khác nhau. Cùng tìm hiểu cụ thể hơn về loại động vật thú vị và có phần bí ẩn này qua bài viết sau nhé!

1/ Kỳ nhông là gì?

Kỳ nhông là sinh vật lưỡng cư khá độc đáo, chúng có nhiều tên gọi khác nhau ở những vùng khác nhau. Salamander là tên gọi phổ biến bắt nguồn từ Hy Lạp, có nghĩa là thằn lằn lửa, được lấy cảm hứng từ sự xuất hiện của chúng trên những khúc gỗ đang cháy. Ở Việt Nam, chúng thường được gọi là con dông, thường để chỉ nhông cát, loại kỳ nhông bản địa của khu vực Đông Nam Á.

2/ Nguồn gốc của kỳ nhông

Nguồn gốc của kỳ nhông vẫn là còn gây tranh cãi. Nhiều cuộc nghiên cứu khác nhau đã được thực hiện cho thấy kỳ nhông được tìm thấy chủ yếu ở Bắc bán cầu của trái đất và Nam Mỹ (không bao gồm khu vực Amazon).

Ước tính hiện có khoảng 760 loài kỳ nhông với kích thước khác nhau từ vài inch đến 6 feet. Một số kỳ nhông khổng lồ được tìm thấy ở Trung Quốc, Nhật Bản và Hellbender của Mỹ. Ở nước ta, kỳ nhông đất chiếm đa số, ngoài ra còn có kỳ nhông vảy, kỳ nhông biển, kỳ nhông bay,…Kỳ nhông cát thường được tìm thấy ở các tỉnh miền Trung và Đông Nam Bộ.

3/ Đặc điểm kỳ nhông

Kỳ Nhông có thân hình khá giống với thằn lằn, mũi và mõm cùn, có 4 chi. Chúng có nhiều màu sắc, hoa văn khác nhau. Môi trường sống của kỳ nhông đa dạng, từ rừng ẩm đến suối, từ núi đến hang ngầm lẫn sa mạc như Axolotls là loài thủy sinh bơi lội qua sông suối. Những loài khác như kỳ nhông sống trên cây, thích độ cao của cây, sử dụng chiếc lưỡi dài để bắt côn trùng. Ngoài ra còn có loài kỳ nhông đào hang rất giỏi, bạn cũng có thể khám phá những loại kỳ nhông Alpine và kỳ nhông châu Á chỉ sống ở vùng núi, khu rừng cao.

  • Kỳ nhông có thể thở qua da
  • Kỳ nhông có khả năng tái sinh chi khi bị mất, ngoài ra chúng cũng có thể tái tạo các bộ phận khác như đuôi, mảnh tuỷ sống, phần tim và thậm chí là cả mắt.
  • Kỳ nhông miễn dịch với nọc độc do sở hữu các protein đặc biệt trong máu
  • Kỳ nhông giao tiếp qua mùi hương và xúc giác (đẩy, cắn, vẫy đuôi)
  • Kỳ nhông có thể sống vài năm hoặc tới vài thập kỷ, tuỳ thuộc môi trường sống

3/ Cách nuôi kỳ nhông

Về cơ bản cách nuôi kỳ nhông khá đơn giản, chúng thuộc top những con vật “nuôi như không nuôi”. Tuy nhiên vì kỳ nhông có nhiều loại, mỗi loại có tiêu chuẩn về chăm sóc riêng. Do đó, nếu có nhu cầu nuôi kỳ nhông làm thú cưng bạn cần nắm rõ chủng loại của chúng để có cách nuôi, chăm sóc phù hợp nhất. Kỳ nhông đất Việt Nam thường sống ở ngọn cây, có nhiều ánh nắng để sưởi ấm, loại này không có độc nhưng há hung dữ. Nhìn chung, một số lưu ý cơ bản bạn cần nắm về cách nuôi kỳ nhông gồm:

  • Làm chuồng nuôi chắc chắn, có cây cối để tạo bóng mát, giúp chúng leo trèo, trang bị đèn, ánh sáng, nhiệt độ phù hợp, chú ý thời tiết (một số loài khi mưa và lạnh sẽ bỏ ăn), kỳ nhông chỉ chịu nắng nóng tối đa 2 tiếng
  • Kỳ nhông là sinh vật sống về đêm, hãy cho chúng ăn mỗi ngày một lần, tốt nhất là vào ban đêm
  • Lượng thức ăn tuỳ thuộc vào cá thể, chủ yếu là rau lá xanh, rau muống, rau dền, rau lang, hoa quả,…đừng quên nước uống cho chúng hằng ngày
  • Nếu nuôi nhiều nên tách riêng theo tháng tuổi, tránh con lớn cắn con bé
  • Tránh nuôi kỳ nhông gần mèo, chim săn. trẻ em trêu chọc vì chúng dễ bị stress
  • Làm sạch khu vực nuôi 2-3 tháng mỗi lần, kỳ nhông nước cần tắm thường xuyên
  • Một số bệnh thường gặp ở kỳ nhông cần chú ý khi nuôi như mắt khô, khó tiêu, tê liệt,…

Nếu bạn đang có ý định nuôi kỳ nhông theo mô hình trang trại, số lượng nhiều thì đòi hỏi cần tìm hiểu và nghiên cứu sâu. Từ khâu chọn giống đến xây dựng chuồng nuôi, chế độ ăn, chăm sóc, phòng ngừa bệnh tật.

5/ Kỳ nhông sinh sản như thế nào?

Có một sự thật thú vị, kỳ nhông là loài đẻ trứng, các loài kỳ nhông khác nhau sẽ phát triển qua các quá trình đẻ trứng khác. Chẳng hạn một số đẻ trứng trong nước, gắn vào thực vật thuỷ sinh hoặc đá, xung quanh quả trứng sẽ được bảo vệ bởi một chất sền sệt. Một số kỳ nhông đẻ trứng trên đất liền, ở dưới khúc gỗ hoặc trong hang.

Trứng kỳ nhông trải qua quá trình phát triển, nở ra từ trứng trở thành ấu trùng. Trong giai đoạn này chúng sẽ trải qua quá trình biến thái, tương tự như nòng nọc biến thành ếch. Khi kỳ nhông con lớn lên chúng thay đổi đáng kể, mang rút đi và phổ phát triển, cho phép hít thở không khí thay vì chỉ dựa vào mang. Các chi hình thành để thích nghi cuộc sống trên cạn.

6/ Thức ăn cho kỳ nhông

Là thợ săn lành nghề, nhanh nhẹn, kỳ nhông ăn bất cứ thứ gì chúng tìm thấy, từ thực vật là lá, rau xanh, hoa, trái cây đến côn trùng và các sinh vật có kích thước tương đương như cua, cá, ếch, nhện, bướm đêm,… Tuỳ thuộc vào giai đoạn phát triển, giống loài mà thức ăn của chúng sẽ có sự thay đổi.

Trong điều kiện nuôi nhốt, kỳ nhông được yêu cầu ăn chế độ đủ chất béo, xơ, và trái cây, rau củ. Dĩ nhiên tùy theo từng loài, từng giai đoạn (con non, trưởng thành) sẽ có sự khác biệt về yêu cầu trong ăn uống đòi hỏi người nuôi cần tìm hiểu trước. Bạn có thể cho chúng ăn thức ăn đóng hộp đủ dinh dưỡng nhưng không nên lạm dụng, nên cho kỳ nhông thực hiện hành vi săn mồi tự nhiên, bạn cũng có thể chọn côn trùng khô để bổ sung dinh dưỡng bên cạnh rau xanh.

7/ Kỳ nhông giá bao nhiêu?

Giá kỳ nhông tuỳ thuộc vào chủng loại, cân nặng, kích thước, ngoại hình,… chẳng hạn kỳ nhông xanh Nam Mỹ có giá từ 700 đến 1 triệu đồng/ con nhỏ và 1,5 đến 5 triệu đồng/con trưởng thành. Kỳ nhông Mexico thì thấp hơn, từ 170 đến 250 nghìn đồng/con. Kỳ nhông nước dao động từ 500 đến 3 triệu đồng/con. Với kỳ nhông dạng thương phẩm sẽ dao động từ 400-500 nghìn đồng/kg. Bạn có thể tìm mua Kỳ nhông ở các cửa hàng thú cưng, cửa hàng bán bò sát.

Trên đây là những chia sẻ thông tin cơ bản về kỳ nhông, hy vọng hữu ích với bạn!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *