Cua Dừa: Đặc Điểm Hình Dạng, Thức Ăn Và Giá Thành

Là cua mà sống trên cạn, hình dạng thì kỳ dị, giá thành lại đắt đỏ là những gì người ta thường đề cập khi nhắc đến loài cua dừa. Bài viết này hãy Thế Giới Động Vật cùng tìm hiểu thêm về loài cua dừa nhé!

Cua dừa là cua gì?

Cua dừa (tên khoa học là Birgus latro) còn gọi là cua đồn, một loài cua ký cư trên cạn, thuộc học cua Decapoda Hermit. Chúng là loài động vật chân đốt, không xương sống, loài giáp xác sống trên cạn lớn nhất trên thế giới hiện nay.

Cua dừa phân bổ chủ yếu ở các vùng nhiệt đới, tại các hòn đảo thuộc Ấn Độ Dương và nhiều khu vực của Thái Bình Dương (quần đảo Gambier ở phía Đông). Hiện ở Việt Nam cua dừa chỉ được bán dưới hình thức nhập khẩu. Thịt của chúng chắc, ngon lại giàu dinh dưỡng nên rất được ưa chuộng.

Đặc điểm hình dạng của cua dừa

Ngoại hình cua dừa khá dị, vừa giống cua vừa giống tôm hùm với 1 cặp càng và 4 cặp chân lớn, có móng sắc nhọn. Vì là loài giáp xác nên cơ thể cua dừa vẫn là dạng đầu ngực giáp với nhau. Chúng có lớp vỏ màu đen, nâu sậm pha lẫn màu xanh, tím, vàng, tuỳ vào khu vực sống, cua dừa có thể có màu da cam hay tím xanh, xanh da trời. Trong đó loài cua dừa màu xanh da trời chiếm chủ đạo.

Cua Dừa

Kích thước cua dừa rất lớn, con trưởng thành có thể dài 1m, nặng từ 4 đến 6 kg. Cua dừa trưởng thành thích nghi cuộc sống trên cạn, chúng thậm chí không thể bơi và sẽ bị chết đuối nếu chìm trong nước thời gian dài. Nguyên do là vì phần mang cua càng lớn càng thoái hoá, thay vào đó phổi của chúng sẽ phát triển tốt hơn. Các chân càng của chúng phát triển tốt, có thể chịu lực kẹp tới 1.765 newton, vượt qua cú đấm của sư tử. Đặc điểm này giúp cua dừa kiếm thức ăn và tự vệ tốt khi trên cạn.

XEM THÊM  Con Xén Tóc: Đặc Điểm, Thức Ăn và Sinh Sản

Cua dừa ăn gì?

Gọi là cua dừa vì chúng thích ăn dừa, chúng có thể leo lên ngọn dừa, dùng càng và chân bổ toạc lớp vỏ dừa để ăn phần cơm bên trong. Ngoài dừa thì chúng cũng giống như các loài cua khác là loài ăn tạp. Chúng có thể ăn lõi non của cây, hạt, hoa quả như đu đủ, khoai lang, lạc, thậm chí chúng là động vật ăn thịt như thịt chuột, thịt chim hay cả xác chết động vật. Cua dừa sống chủ yếu vào ban đêm với đôi mắt đỏ sáng bóng, khứu giác cực kỳ nhạy bén để tìm kiếm thức ăn.

Cua Dừa

Cua dừa sinh sản như thế nào?

Cua dừa sinh sản từ tháng 5-9, mạnh nhất là vào tháng 7 và 8. Những con cua dừa sẽ giao phối với nhau trên cạn, trứng được thụ tinh bên dưới cơ thể con cái trong vài tháng, sau đó con cái sẽ di chuyển ra biển để đẻ trứng. Thường trứng sẽ nở từ tháng 10-11, cua dừa cái sẽ thả trứng ra đại dương khi thuỷ triều liên, trứng nở thành ấu trùng phù du. Cua con sẽ sinh sống dưới biển một thời gian, chúng tìm thấy vỏ ốc và chui vào cho đến khi chúng có thể rời vỏ và lên cạn. Tuổi thọ của chúng có thể lên tới 60 năm. Khi đủ trưởng thành, đủ xương ngoài thì chúng sẽ thoát vỏ.

Cua Dừa

>> Tham Khảo : Cá Bơn là cá gì? Đặc điểm hình dạng và giá thành

Giá thành cua dừa bao nhiêu 1kg?

Vì là cua nhập khẩu nên giá thành cua dừa khá cao, có thời điểm mỗi con cua dừa có giá từ 6-7 triệu đồng (1,5-2kg) nhưng vẫn “cháy hàng”. Hiện mức giá cua dừa có thể đã hạ nhiệt hơn, bạn có thể mua cua dừa ở các chợ hải sản lớn, cửa hàng hải sản. Nhu cầu cua dừa tăng cao cũng là lý do khiến số lượng cua dừa giảm đáng kể, thậm chí có nguy cơ tuyệt chủng. Hiện chúng đã được liệt vào danh sách các loài dễ bị tổn thương.

Cua Dừa

Trên đây là những thông tin về cua dừa mà chúng tôi đã tổng hợp được, hy vọng bài viết hữu ích cho quý bạn đọc.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *