Hướng dẫn nuôi, chăm sóc rồng úc Bearded Dragon

Rồng Úc là một trong những dòng bò sát cảnh được yêu thích nhất ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Mỹ. Thú vui này được du nhập vào Việt Nam từ lâu, các tín đồ bò sát yêu thích loài này vì ngoại hình độc đáo, bản tính hiền lành, ngộ nghĩnh. Cách nuôi và chăm rồng Úc không quá khó, tuy nhiên để rồng phát triển khỏe mạnh thì bạn cần tìm hiểu kỹ càng, nhất là với những ai mới bắt đầu.

Nguồn gốc, đặc điểm và tính cách rồng Úc

Rồng Úc (Bearded Dragon) có nguồn gốc ở nội địa Australia, chúng thường sống ở những vùng đất khô cằn, đá sỏi, bán sa mạc, những khu rừng khô, trong các bụi cây. Chúng hoạt động ban ngày, ngủ ban đêm, thường đào hang và trú ẩn khi thời tiết nóng bức. Cũng chính vì môi trường sống như vậy nên 

Rồng Úc có ngoại hình độc đáo, thu hút
Rồng Úc có ngoại hình độc đáo, thu hút

Rồng Úc sở hữu ngoại hình độc đáo, nhiều người ví nhan sắc của chúng giống như sinh vật còn sót lại từ thời đại khủng long. Kích thước lớn có thể lên tới 55cm, chúng có nhiều hình thái và màu sắc, chủ yếu là đỏ, cam, vàng, sọc hổ, nâu,… Khi bị đe dọa hoặc muốn đánh dấu lãnh thổ, Bearded Dragon sẽ phồng to phần gai ở cổ họng trông giống bộ râu lớn, do đó chúng còn được gọi là rồng râu. Rồng Úc thường sẽ lột da theo chu kỳ 2 – 3 tuần 1 lần khi chưa trưởng thành. Đối với các bé lớn chu kỳ lột da thường là 3 – 4 tháng 1 lần.

Về tính cách, rồng Úc là loài bò sát ngoan ngoãn, thân thiện, vui tính, dễ gần và ham học hỏi. Chúng có thể vẫy tay một cách dễ thương, duỗi thẳng cơ thể như chào đón hoặc muốn bắt chuyện với bạn.

> Xem Thêm : Kỳ nhông ăn gì? Cách nuôi và những lưu ý cần thiết

Chuồng nuôi rồng Úc cần đáp ứng điều kiện gì?

Tuổi thọ của rồng Úc trung bình 10 năm, tùy thuộc vào cách chăm sóc của chủ, chuồng nuôi rồng bạn càng tạo được môi trường càng tự nhiên càng tốt. 

Chuồng nuôi càng gần giống tự nhiên càng tốt
Chuồng nuôi càng gần giống tự nhiên càng tốt

Kích thước 

Chuồng nuôi rồng Úc tùy theo kích thước Bearded Dragon, thoải mái nhất là dài 60cm, rộng 40cm và cao 40cm. Nếu nuôi cặp hay nuôi nhiều chuồng cần lớn hơn. Chú ý rồng đực thường có tính cách lãnh thổ cao cần được nuôi riêng. 

Nền lót

Nền lót sàn bạn nên dùng loại chuyên dụng an toàn và dễ làm sạch. Hoặc bạn có thể dùng vỏ thông, cùi bắp để khử mùi và hút ẩm, tránh dùng cát cho rồng con. Bạn có thể sử dụng cây, gỗ để trang trí môi trường sống của chúng thêm sinh động. Chuồng cần được vệ sinh, khử trùng, thay lót nền mới thường xuyên, ít nhất 1 lần một tuần. 

Nhiệt độ, ánh sáng

Chuồng cần có khu vực sưởi (37 độ C) và khu vực mát (21 độ C). Trong chuồng cần có một khay nước cạn để rồng uống và ngâm mình. Duy trì độ ẩm chuồng dưới 50%, có thể phun sương khi cần. Về ánh sáng bạn có thể cung cấp đèn chứa tia UVB trong 10-12 tiếng mỗi ngày hoặc chăm chỉ cho rồng phơi nắng.

Rồng Úc ăn gì?

Rồng Úc là loài ăn tạp, để phát triển khỏe mạnh, đẹp mã bạn cần cho chúng ăn một chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng, trong đó 70% là côn trùng (gián, sâu, dế) và 30% là các loại rau củ cắt nhỏ (diếp cá, tía tô, cải xanh, hoa dâm bụt, bí đỏ, cà chua, cà rốt, su hào… ) và trái cây trộn như táo, mơ, lê, dưa hấu, chuối,…

Kết hợp rắc vitamin D3 và canxi vào thức ăn của rồng Úc từ 3-4 lần/tuần với rồng trưởng thành và mỗi ngày với rồng mang thai, rồng con.

Rồng Úc ăn đa dạng 
Rồng Úc ăn đa dạng

Lưu ý khi cho rồng Úc ăn:

  • Cho rồng ăn hàng ngày
  • Rồng Úc con thường ăn nhiều côn trùng hơn rồng trưởng thành
  • Bổ sung thức ăn công nghiệp giàu canxi và vitamin mỗi tuần 1-2 lần
  • Rau và trái cây nên sử dụng tươi, hạn chế rau củ quả thừa cho rồng ăn lại
  • Nước sạch phải có sẵn và thay mỗi ngày

Dấu hiệu rồng Úc bị bệnh

Mặc dù rồng Úc thường có sức khỏe dẻo dai, mạnh mẽ, khả năng thích nghi tốt. Tuy nhiên nếu chăm sóc sai cách rồng cũng rất dễ bị bệnh. Một số dấu hiệu cho thấy chú rồng của bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe:

  • Đi ngoài phân bất thường như chảy nước, vấy bẩn xung quanh
  • Giảm cân hoặc chán ăn.
  • Có chất nhầy trong miệng hoặc mũi.
  • Sưng phù.
  • Chậm chạp, thiếu linh hoạt.
  • Chán ăn
  • Vết sưng, vết loét hoặc trầy xước trên da.
  • Thở dốc, thở mạnh, có chất nhầy trong miệng hoặc mũi
  • Tê liệt chân tay.

Một số căn bệnh rồng dễ mắc phải là bệnh về đường hô hấp khi sống trong môi trường quá lạnh hoặc quá ẩm ướt, bệnh đường tiêu hóa do ký sinh trùng, nhiễm khuẩn, bệnh về xương do thiếu canxi, vitamin.

Nuôi và chăm rồng Úc không quá phức tạp, điều quan trọng là bạn cần tạo điều kiện cho chúng gần với môi trường tự nhiên, hạn chế nuôi nhốt công nghiệp quá lâu làm suy giảm sức khỏe chúng. Hy vọng những chia sẻ ở trên hữu ích với quý bạn độc.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *